Tiêu chuẩn về độ bền va đập màng sơn và thiết bị ứng dụng

Tiêu chuẩn về độ bền va đập màng sơn và thiết bị ứng dụng

Hiện nay trong ngành thép hoặc các ngành liên quan đến kim loại có sử dụng sơn hay Vecni việc thử nghiệm độ bền va đập trước khi đưa ra thị trường hay sản xuất đều phải được kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Vậy tiêu chuẩn về độ bền va đập màng sơn là gì? Các thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn trên là những thiết bị nào?

Cùng ICG tham khảo nhanh bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn hiện hành, cũng như lựa chọn được các thiết bị phù hợp, đáp ứng với các tiêu chuẩn đó nhé!

Độ bền va đập màng sơn là gì?

Màng sơn hay Vecni là lớp sơn phủ trên bề mặt kim loại sử dụng để kiểm tra độ bền va đập của kim loại dựa trên độ lõm của bề mặt sau khi bị tác động.
Độ bền va đập màng sơn được ứng dụng đánh giá dựa trên độ bền màng khô của lớp sơn hoặc Vecno hoặc các sản phẩm liên quan khi chúng bị rạn nút hoặc bị bong tróc khỏi lớp kim loại được phủ lên do lực rơi tác động từ bộ tải trọng.

Vì sao cần phải thử nghiệm độ bền va đập màng sơn

Trong quá trình sản xuất cũng như đưa ra thị trường sử dụng các sản phẩm có màng sơn được phủ lên thường dễ bị hư hại 1 phần do thời tiết, 1 phần lớn do va đập, gây nên hư hại và dẫn đến mất an toàn trong sử dụng đối với các thiết bị quan trọng cần độ chính xác cao.

Các sản phẩm được thử nghiệm với độ va đập màng sơn giúp các sản phẩm dự báo được độ bền, chất lượng màng cũng như khả năng chịu được tối đa trọng lượng va đập bao nhiêu.
Đây là một trong những ứng dụng và yêu cầu khắt khe đặc biệt trong ngành sản xuất thép, với những kết quả của phép thử nghiệm giúp các nhà máy điều chỉnh được mật độ các chất trong thép hơn.
Để xác định được mật độ hoặc các thành phần nguyên tố trong thép, các nhà máy, phòng thí nghiệm thường sử dụng: Thiết bị huỳnh quang tia x (Tham khảo TẠI ĐÂY)

Tiêu chuẩn độ bền va đập màng sơn

Các tiêu chuẩn được công bố và áp dụng xuyên suốt đến hiện nay, bắt buộc các sản phẩm liên quan đến màng sơn kim loại ... đều thực hiện kiểm tra đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

TCVN 2100-1: 2007 và TCVN 2100-2 : 2007 thay thế TCVN 2100 : 1993.

TCVN 2100-2: 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 6272-2 : 2002.

TCVN 2100-2: 2007 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC35/SC9 Sơn và vecni - Phương pháp thử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 2100 : 2007 với tên chung Sơn và vecni - Phép thử biến dạng nhanh (độ bền va đập), bao gồm các phần sau:

- TCVN 2100-1: 2007 (ISO 6272-1 : 2002) Phần 1: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích lớn;

- TCVN 2100-2: 2007 (ISO 6272-2 : 2002) Phần 2: Phép thử tải trọng rơi, vết lõm có diện tích nhỏ.

Về cơ bản nguyên tắc thực hiện của tiêu chuẩn này được ứng dụng trong các thiết bị đo độ bền va đập màng sơn hiện nay phải đáp ứng như sau:
- Sử dụng tấm kim loại mỏng thích hợp (đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hoặc lấy từ các sản phẩm được sản xuất thành phẩm) được phủ màng sơn lên. (Lấy mẫu theo tiêu chuẩn: TCVN 2090 : 2007, kiểm tra mẫu thử theo TCVN 5669 : 2007)
- Sau khi màng sơn cứng lại, sử dụng thiết bị có các khối lượng khác nhau đồng thời thả rơi ở nhiều vị trí khác nhau.
- Dựa trên sự bong tróc của màng sơn, lõm của vị trí tiếp xúc từ đó có số liệu thống kê về độ bền va đập màng sơn được kiểm tra

 

 
Thiết bị đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2100 : 2007

Các yêu cầu cơ bản về thiết bị thử

Thiết bị thuộc các nhà sản xuất trên thế giới để kiểm tra độ bền va đập màng sơn cần đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết bị được quy định và bao gồm các thành phần như sau: (Dưới đây là các thông tin cơ bản, để chi tiết hơn mời quý Anh Chị tham khảo TCVN đã được đính kèm nhé)
  • Ống định hướng: Chiều dài từ 0,6 m đến 1,2 m được thiết kế lắp đặt thằng đứng
  • Tải trọng: Là vật thể hình trụ bằng kim loại đặc được lắp đặt khít bên trong ống định hướng
  • Gối truyền va đập: Đây là một khối bằng thép hình bán cầu đường kính 12,7 mm hoặc 15,9 mm. Có phần chỏm là phần tiếp xúc trực tiếp với màng sơn
  • Giá đỡ tấm thử: Bộ phận được cố định bằng thép đặt dưới tâm của gối truyền va đập.

Thiết bị kiểm tra độ bền va đập Cometech

Thiết bị đo độ bền va đập đến từ nhà sản xuất Cometech một hãng chuyên các thiết bị kiểm tra thép, kim loại chất lượng được kiểm chứng trên thế giới, nếu bạn đang cần tìm thiết bị đáp ứng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, thì đây là một thiết bị phù hợp về chi phí cũng như các tiêu chuẩn hiện hành

Thiết bị đo độ bền va đập QC641
Đây là dòng thiết bị linh hoạt trong việc kiểm thử, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế ISO 6272 hiện nay, với các ưu điểm như:
  • Chiều cao kiểm thử có thể thây đổi tùy chọn từ 50 - 500mm
  • Khối trọng lượng tùy chọn như 300g, 500g, 800g, 1000g
  • Đầu test hay gối đầu va đập có thể lựa chọn tùy theo các ứng dụng kiểm thử như: bo góc: 1/2″, 1/4″,  3/16″, 1/8″, 1/16"
Liên hệ tư vấn nhanh về thiết bị cũng như tiêu chuẩn hiện hành
  • Địa chỉ: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Số ĐKKD/ MST.: 0318209035 Cấp ngày: 12/12/2023 Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0865 958 468
  • Email: info@icgscitech.com.vn