
Những thắc mắc về kính hiển vi quang phổ raman?
-
Người viết: Dr Tuấn - IT Admin
/
Quang phổ Raman ngày càng phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học nghiên cứu, và trong số đó ngành y được, vật liệu bán dẫn, khai khoáng ...được quan tâm sử dụng hàng đầu, nhưng có nhiều thắc mắc về kính hiển vi raman như ưu điểm, thời gian xử lý hay các nguyên lý cơ bản ra sao? hãy cùng ICG Giải đáp các thắc mắc để hiểu rõ hơn về công nghệ này nhé.
Xem thêm: Các dòng kính hiển vi raman nổi bật
Ưu điểm của quang phổ Raman là gì?
Một số công nghệ phổ biến trước đó được biết đến như là FTIR và NIR, sử dụng quang phổ hồng ngoại trong phân tích, và phát hiện, hoạt động theo nguyên tắc hấp thụ. Ngược lại với nguyên lý này, quang phổ raman là sự tán xạ ánh sáng không đàn hồi khi tác động vào mẫu.
Ưu điểm nổi bật là bạn không cần phải chuẩn bị hoặc chuẩn bị mẫu rất ít khi thực hiện các phép đo, nghiên cứu, ngoài ra nó có thể phân tích đa dạng mẫu từ rắn, lỏng, khí...
Các công nghệ khác khi phân tích các hợp chất hòa tan trong nước mất nhiều thời gian, thì đối với Raman, khi tín hiệu quang phổ của nước thấp, nên khi phân tích các hợp chất trong nước bằng raman sẽ nhanh chóng và phát hiện chi tiết dễ dàng hơn các hợp chất đó.
Chính vì thế quang phổ raman ngày càng ứng dụng nhiều trong y, sinh học.
Thời gian xử lý, thu kết quả quang phổ Raman?
Thời gian phân tích và cho ra kết quả chỉ trong vài giây, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng quang phổ mà người sử dụng muốn thu được, công nghệ chế tạo của các nhà sản xuất như Công suất laser, độ thu...
Kết quả mà kính hiển vi quang phổ Raman thu lại là gì?
Phân tích vật liệu trong hỗn hợp các vật liệu, đây là điểm mạnh của Raman trong ngành vật liệu, khai khoáng và bán dẫn, chúng có thể giúp người nghiên cứu biết được các phân tử, hợp chất khác nhau trong 1 hỗ hợp, dựa vào phổ raman.
=> Tham khảo: Hoạt động của quang phổ raman để hiểu rõ hơn
Kết quả thu được là các cấu trúc hóa học của chất có trong vật mẫu kiểm tra, từ đó xác định hàm lượng, định lượng trong mẫu.
Ngoài ra, kết quả thu được có thể phát hiện các yêu tố khác như đồng vị trong phan tử, hình dáng, tinh thể, đa hình, áp suất, nhiệt độ...
Quang phổ raman sử dụng bước sóng nào?
2 loại bước sóng của laser trong các thiết bị quang phổ Raman thường là: 785 nm và 523 nm, ngoài ra, một số hãng sản xuất khác nhau nhằm phục vụ chi tiết cho mỗi ứng dụng cần thiết, sẽ có những mức bước sóng khác nhau, phụ thuộc vào hiệu suất tán xạ, huỳnh quang, máy dò, chi phí...
Ví dụ như trong các ứng dụng cần phân tích các vật liệu vô cơ như graphene và fullerene thì thường dùng bước sóng 532 nm
Trên đây là một số giải đáp thắc mắc về quang phổ raman và cụ thể là kính hiển vi raman, hy vọng bài viết trên giúp bạn có thêm thông tin tham khảo hữu ích nhất cho những nghiên cứu của bạn.
Nếu bạn đang tìm 1 đơn vị có năng lực chuyên môn, cung cấp, chuyển giao tốt nhất về các thiết bị phòng thí nghiệm, cũng như hóa chất, tham khảo tại ICG.
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ICG
- Địa chỉ: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Số ĐKKD/ MST.: 0318209035 Cấp ngày: 12/12/2023 Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 0865 958 468
- Email: info@icgscitech.com.vn
Tham khảo các dòng kính hiển vi nổi bật: